Đại sứ Khamphao Ernthavanh: Việt Nam đã giúp Lào hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN

Cập Nhật:2025-01-21 14:11    Lượt Xem:181

Chú thích ảnh

Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh trả lời phỏng vấn. Ảnh: Việt Đức/TTXVN

Đại sứ đánh giá như thế nào về sự hỗ trợ của Việt Nam để giúp Lào hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2024? Theo Đại sứ, hai nước cần làm gì để tiếp tục củng cố quan hệ song phương trong khuôn khổ ASEAN?

Sự hỗ trợ và giúp đỡ của Việt Nam là một yếu tố quan trọng, giúp Lào hoàn thành tốt sứ mệnh Chủ tịch ASEAN trong năm 2024.

Dựa trên nền tảng tin cậy lẫn nhau, cũng như mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, Việt Nam luôn đồng hành và hỗ trợ Lào triển khai các hoạt động trong khuôn khổ ASEAN thông qua việc nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm đảm nhận vai trò này trong các năm trước.

Việt Nam cũng chia sẻ những góc nhìn quý báu về cách sắp xếp các ưu tiên khu vực, thúc đẩy sự đồng thuận và giải quyết các vấn đề cấp bách như hội nhập kinh tế, biến đổi khí hậu và ổn định khu vực. Để tiếp tục củng cố quan hệ song phương trong khuôn khổ ASEAN, hai nước nên tập trung vào những ưu tiên sau:

Thứ nhất, hai nước cần duy trì sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các sáng kiến chủ chốt của ASEAN, bảo đảm các quan điểm của hai nước phù hợp với các vấn đề khu vực trọng tâm đã được lãnh đạo các quốc gia ASEAN thống nhất. Điều này sẽ thống nhất cách tiếp cận để tăng cường ảnh hưởng của hai nước trong ASEAN, đồng thời duy trì sự đoàn kết của khối. 

Thứ hai, cần củng cố vai trò trung tâm của ASEAN. Việt Nam và Lào nên hợp tác để bảo đảm rằng ASEAN tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề khu vực, thúc đẩy hợp tác đa phương và tương tác với các đối tác bên ngoài. Thứ ba, cần ưu tiên việc xây dựng năng lực. Hai nước cần xây dựng các chương trình hợp tác đào tạo dành cho các quan chức Việt Nam và Lào nhằm tăng cường và củng cố hợp tác trong đào tạo phương pháp tiếp cận ngoại giao và năng lực hành chính. Thứ tư, Lào và Việt Nam có thể tăng cường khả năng phục hồi kinh tế bằng cách đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong các khuôn khổ ASEAN, như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Việc hợp tác trong phát triển hạ tầng, thúc đẩy đầu tư và thương mại xuyên biên giới cũng sẽ thắt chặt quan hệ kinh tế và mang lại lợi ích chung. Cuối cùng, hai nước nên tập trung tăng cường giao lưu nhân dân. Việt Nam và Lào nên tận dụng các chương trình của ASEAN để thúc đẩy giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục và các hoạt động du lịch nhằm quảng bá nền văn hóa đặc sắc của hai nước đến người dân hai nước và thế giới, đồng thời mang lại sự hiểu biết và ủng hộ lẫn nhau để đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Trong cuộc điện đàm ngày 1/12/2024, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Tổng Bí thư,789club cổng game đổi thưởng Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã thống nhất những định hướng cụ thể để triển khai các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước. Xin Đại sứ chia sẻ kế hoạch của Đại sứ quán để đóng góp vào việc thực hiện những định hướng này?Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã nhất trí những định hướng cụ thể để triển khai các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước trong cuộc điện đàm ngày 1/12/2024.Trong nhiệm kỳ của tôi tại Việt Nam, tôi và các nhân viên Đại sứ quán Lào sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan của cả Việt Nam và Lào để triển khai các thỏa thuận trên tất cả các lĩnh vực, nhằm đạt được những kết quả thực chất trong hợp tác giữa hai Đảng, Chính phủ và Quốc hội của hai nước.Đại sứ quán Lào tại Hà Nội sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương của cả hai nước nhằm tăng cường và củng cố mối quan hệ song phương và hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực như chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại, văn hóa và giao lưu nhân dân.Tổng Bí thư Tô Lâm gần đây đã vạch ra các định hướng chiến lược để đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đại sứ đánh giá như thế nào về những hành động mà Việt Nam đang thực hiện? Lào sẽ làm gì để hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này?

Việt Nam đang chuẩn bị bước vào “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” với mục tiêu xây dựng một đất nước dân giàu, dân chủ, công bằng, văn minh và phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.Việt Nam tiếp tục thực hiện các mục tiêu chiến lược dài hạn, trở thành một quốc gia đang phát triển với nền công nghiệp hiện đại và thu nhập bình quân cao vào năm 2030 và trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa phát triển với thu nhập cao vào năm 2045, đúng dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước.Không những thế, Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò tích cực của mình trên trường quốc tế, chủ động tham gia vào các tổ chức khu vực và toàn cầu, đồng thời thúc đẩy hợp tác đa phương.Với các chính sách và mục tiêu chiến lược của Đảng và Chính phủ Việt Nam, tôi tin tưởng rằng Việt Nam sẽ bước vào một kỷ nguyên mới với những thắng lợi toàn diện, không chỉ là quốc gia phát triển tiến bộ trong khu vực mà còn tích cực đóng góp vào các mục tiêu chung vì hòa bình và phát triển của thế giới. Đặc biệt, tôi tin tưởng rằng hành trình này không chỉ là nỗ lực riêng của Việt Nam mà còn có sự đồng hành và ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Với tư cách là nước láng giềng có quan hệ đặc biệt và là đối tác hợp tác toàn diện với Việt Nam, Lào sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Thành công của Việt Nam không chỉ là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam mà còn là niềm vui chung của bạn bè quốc tế, trong đó có Lào.Trân trọng cảm ơn Đại sứ Khamphao Ernthavanh!